Có nên xử lý nặng tay các học sinh vi phạm kỷ luật hay không?

Hàng loạt vụ học sinh vi phạm kỷ luật trong thời gian gần đây, nhất là các vụ nữ sinh đánh bạn, khiến dư luận xã hội bức bối; còn về phía nhà trường thì cũng tỏ ra lúng túng trong cách xử lý. Các vụ xử lý ấy có lẽ chưa đến nơi đến chốn, chưa mang lại hiệu quả nên vấn đề nữ sinh đánh nhau chưa chấm dứt, thậm chí tiếp tục gia tăng. Rồi mới đây lại nổi lên vụ học sinh lớp 9 tè bậy ở Thái Bình gây xôn xao dư luận. Việc tiến hành xử lý kỷ luật của nhầ trường đối với các học sinh đã thuyết phục chưa? Câu trả lời có lẽ là chưa vì phụ huynh của ba em học sinh này đã làm đơn kiện gửi lên các cấp quản lý, chính quyền cao hơn, thậm chí còn gửi lên cả trung ương.

Học sinh vi phạm kỷ luật và quan điểm "MẶC KỆ NÓ" của giáo viên


Cũng xunh quanh vấn đề xử lý học sinh vi phạm kỷ luật, trên diễn đàn một trang mạng giáo dục có ý kiến của một số giáo viên bày tỏ sự lo lắng khi gần đây nhiều học sinh bị xử lý kỷ luật có thái độ chống đối lại, công khai không làm theo yêu cầu của nhà trường như viết bản kiểm điểm hay xin lỗi thầy cô, thậm chí còn nhiều em học sinh có những phát ngôn thiếu chuẩn mực nhằm xúc phạm nhân phẩm và gây bức xúc cho giáo viên. Trước tình huống bất ngờ này, hầu hết các giáo viên tỏ ra lúng túng, bất lực. Một số giáo viên chọn thái độ “mặc kệ nó” trước những học sinh cá biệt để tìm sự an toàn cho bản thân mình.
Xâu chuổi lại các vụ việc trên cho thấy dường như có một sự khủng hoảng trong việc xử lý kỷ luật các học sinh sai phạm. Phía nhà trường, các cấp quản lý thì lúng túng, còn phía gia đình xã hội thì lo lắng hốt hoảng!
Học sinh vi phạm kỷ luật và quan điểm "MẶC KỆ NÓ" của giáo viên

Nhưng điều này cũng dễ hiểu bởi vì để xử lý sai phạm của một học sinh chưa bao giờ là việc đơn giản, nhất là việc xử lý ấy nhất định sẽ ảnh hưởng đến việc học hành và tương lai của các em về sau này. Việc xử lý liên quan đến một con người không thể chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính, mà cần phải xem xét phân tích cả một quá trình học tập, rèn luyện của các em học sinh đó để tìm ra đâu là nguyên nhân cốt lõi của việc sai phạm và có cách xử lý phù hợp. Đây là một việc quá khó và cực kỳ hệ trọng nên trong một số trường hợp cần sự tham gia của các chuyên gia tâm lý. Vì sao ư? Vì hầu hết các học sinh vi phạm kỷ luật, nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu, sẽ thấy đều có đặc điểm chung là thuộc vào lứa tuổi thiếu niên, chưa phải người trưởng thành. Theo các nhà tâm lý, học sinh ở lứa tuổi này không còn là trẻ con dễ dàng ngoan ngoãn vâng lời người lớn, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn để có cách cư xử đúng đắn, chừng mực. Ở lứa tuổi này, chúng có cách cư xử riêng của chúng, chẳng giống ai. Nhưng đây là dấu hiệu hết sức bình thường trong quá trình phát triển tâm sinh lý của chúng, không phải như nhận định của các bậc cha mẹ là cứng đầu, nổi loạn hoặc của nhà trường là chưa ngoan, hay cá biệt. 
Mặt khác, lối giáo dục của ta từ xưa đã quen áp đặt mệnh lệnh lên học sinh, quen với việc học sinh phải vâng lời, phục tùng. Chúng ta chưa quen với việc học sinh “cãi” lại thầy cô. Câu chuyện dưới đây do một giáo viên kể lại trên một trang mạng giáo dục.
“Ngày trước, vào lớp thấy giáo viên là sợ lắm, nhất là giờ kiểm tra bài cũ, bị gọi đúng tên là sợ chết khiếp luôn. Còn nay, kêu học sinh lên kiểm tra bài cũ, học trò trả lời thẳng luôn là không thuộc vì không học bài, muốn cho điểm 0 thì cho. Học sinh không sợ giáo viên thì làm sao mà dạy, kỷ cương trường lớp loạn cả rồi”.
Học sinh vi phạm kỷ luật và quan điểm "MẶC KỆ NÓ" của giáo viên

Thật là một câu chuyện sinh động vì nó thể hiện quan niệm của giáo viên là muốn dạy tốt hãy đặt học sinh trong tình trạng sợ hãi trước đã. Nhưng như trên đã nói, ở lứa tuổi các em không phải mọi học sinh đều vâng lời mà có một số đã phản ứng lại. Cũng do muốn chứng tỏ là người lớn nhưng chưa từng trải nên phản ứng các em thường dẫn đến cách ứng xử sai lầm, thô thiển. Đây là một việc hết sức bình thường. Trong những tình huống như thế, chúng ta cần xem lại phương pháp sư phạm của ta có thật sự phù hợp nhu cầu lứa tuổi hay chưa? Hay chỉ vì chạy theo thành tích, thi đua thi cử mà chúng ta cố nhồi nhét những con chữ thật nhiều để rồi thiếu đi sự quan tâm mà đáng lẽ ra ở lứa tuổi các em cần được chia sẻ
Theo Giáo dục & Thời đại

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.