Chuẩn chức danh nghề nghiệp: nhiều giáo viên có nguy cơ bị mất việc

Một áp lực hơn 1,3 triệu giáo viên trên cả nước và hơn 400.000 giáo viên tiểu học hiện nay đang phải đối mặt là họ có thể không được giảng dạy - hay nói cách khác là mất việc làm sau vài năm nữa.
Với quy định của liên Bộ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được ban hành, cho thấy nhiều giáo viên có thể khó giữ được vị trí giảng dạy hiện nay khi chính họ chưa đạt các tiêu chuẩn mới.
Cô Nguyễn Thị Hoài giáo viên tại trường tiểu học Lương Phong 2, Hiệp Hòa , Bắc Giang Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, tuy đang đứng trên bục giảng nhưng cô giáo Hoài, đang đợi một số chứng chỉ theo quy định mới, nhưng hầu hết giáo viên tiểu học vẫn thiếu cả hai kĩ năng là ngoại ngữ và tin học, chị Hoài cho biết: “trước đây bọn em cũng được đào tạo tiếng anh, tuy nhiên thời gian ở trên lớp nhiều nên chúng em không có thời gian đào tạo chuyên sâu”.
Chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nhiều giáo viên có nguy cơ bị mất việc
Theo quy định, sau 5 năm nếu không hoàn thiện đủ các tiêu chuẩn nhiều giáo viên có thể không còn đứng trên bục giảng.
Mặt khác, muốn tăng lương, họ còn phải thi lên hạng cao hơn với nhiều khóa đào tạo, nhiều cuộc thi, tham gia các phong trào văn hóa, thể thao. Vấn đề là các trường sẽ sắp xếp thời gian cho họ như thế nào để tham gia các hoạt động khác và khi sắp xếp được cho giáo viên liệu có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở các trường?
Những giáo viên nào mà thiếu những yêu cầu của quy chế mới này có thể tự trả dần sau 5 năm, nếu không trả được sẽ phân công sang việc khác chứ không để làm giáo viên nữa.
Việc ban hành tiêu chuẩn để sàng lọc giáo viên là đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tốt ở các bậc học. Các chứng chỉ với giáo viên không chỉ là hình thức mà đi vào thực chất, áp dụng vào giảng dạy. Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương để có giải pháp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp bởi nếu không sẽ tạo ra sự chênh lệch trình độ quá lớn giữa khu vực đồng bằng và miền núi.
Theo Báo du học

1 nhận xét:

  1. Nên áp dụng theo từng vùng, ở miền núi, trẻ đi dến trường còn fải đi bộ, leo núi, cô thì phải nằm vùng, tuần đi chợ được 1lần, đi hàng may tiếng mơi đến nơi, dân nói tiếng phổ kinh còn chưa sõi, cô đi bộ cả ngày đường dến gd có hoàn cảnh kh2 tăng quà, ủng h,động viên trẻ mới đi học, nói đêan vấn đề này quá là xa xôi.

    Trả lờiXóa

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.