Cảnh báo: Bạn đang bị theo dõi bởi ứng dụng Pitu ghép ảnh cổ trang

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu chia sẻ ảnh theo phong cách cổ trang, bằng việc sử dụng phần mềm Pitu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì ứng dụng chụp ảnh cổ trang pitu này đang thu thập rất nhiều thông tin của người dùng.
Theo đó, cách thức sử dụng của phần mềm Pitu là sử dụng chính ảnh chụp tự sướng của người dùng, sau đó ghép vào những khung hình có sẵn như các nhân vật trong truyện tranh hoặc phim cổ trang hư cấu trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung như, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, Quách Tĩnh ... những hình ảnh đẹp mông lung là điều khiến cho mọi người ham hố đến quyên mất bảo mật riêng tư cá nhân của mình.
Cảnh báo: Bạn đang bị theo dõi bởi ứng dụng Pitu ghép ảnh cổ trang
Cảnh báo: Bạn đang bị theo dõi bởi ứng dụng Pitu ghép ảnh cổ trang
Hiện tại, ứng dụng Pitu đang có phiên bản chạy trên Android và iOS, được rất nhiều người sử dụng để chia sẻ hình ảnh cá nhân đã chỉnh sửa của mình lên Facebook tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì đây là phần mềm do công ty Tencent (Trung Quốc) phát triển.
Đặc biệt, khi cài ứng dụng này vào máy nó sẽ yêu cầu các quyền can thiệp vào những thông tin có trong máy như: quyền ghi âm (trong khi chỉ là ứng dụng chỉnh sửa ảnh), quyền “close other apps” (đóng các ứng dụng khác) và “run at startup” (được phép chạy khi khởi động), quyền truy cập vào camera, vị trí thông qua GPS,...
Trước đó, theo trang công nghệ CNET, một phần mềm chỉnh sửa ảnh với tên gọi Meitu (Trung Quốc) cũng có nhiều dấu hiệu xâm nhập trái phép vào thông tin cá nhân và gửi dữ liệu về máy chủ.
Nhà nghiên cứu bảo mật Jonathan Zdziarski còn phát hiện ra những dòng code lạ trong phiên bản dành cho hệ điều hành iOS của Meitu. Theo đó, ứng dụng này khi chạy trên iPhone còn âm thầm kiểm tra xem máy có được Jaibreak hay chưa, nó cũng tìm hiểu xem bạn đang dùng nhà mạng di động nào, định danh thiết bị khá cụ thể thông qua địa chỉ MAC của máy.
Với những ứng dụng hoá trang theo kiểu cổ trang, các phần mềm này đánh vào tâm lý tò mò của người dùng và có tốc độ lan truyền như virus. Theo đó, chỉ cần vài người chia sẻ ứng dụng thì nó sẽ thu hút những người khác tham gia theo.
Việc làm này có thể khiến cho tin tặc chèn những mã độc vào trong ứng dụng, để lừa đảo kiếm tiền bằng cách tiêm nhiễm virus bắt cóc dữ liệu (ransomware), có khi tin tặc lại sử dụng những thông tin này để bán cho các đơn vị khác khai thác quảng cáo.
Theo một blogger Tịnh Nguyễn có nói thì đây là ứng dụng yêu cầu quá nhiều quyền truy cập vào máy điện thoại của người dùng. Không giống như những ứng dụng đơn thuần khác của Trung Quốc, ứng dụng này đã đi quá giới hạn cho phép. Cụ thể là nó can thiệp vào cả đống quyền không liên quan gì đến chỉnh sửa ảnh của người dùng.
Cảnh báo: Bạn đang bị theo dõi bởi ứng dụng Pitu ghép ảnh cổ trang
Cảnh báo: Bạn đang bị theo dõi bởi ứng dụng Pitu ghép ảnh cổ trang
Quyền mà Pitu yêu cầu:
- Thông tin về hoạt động trên thiết bị, ứng dụng đang chạy, lịch sử duyệt web và dấu trang.
- Cho phép ứng dụng xác định số điện thoại và ID thiết bị, cuộc gọi có hiện hoạt hay không vào số từ xa được gọi đến, kết nối mạng...
- đóng ứng dụng khác
- đọc cài đặt Màn hình trang chủ và lối tắt
- ghi cài đặt Màn hình trang chủ và lối tắt
- đọc cài đặt Màn hình chính và lối tắt
- ghi cài đặt Màn hình chính và lối tắt

Cùng so sánh với những ứng dụng nổi tiếng khác trên thế giới với yêu cầu tương tác ngang hàng như Adobe Photoshop Express, đây là phần mềm có thể xem cùng chủng loại với Pitu nhưng yêu cầu khi cài đặt và xâm nhập vào dữ liệu cá nhân gần như hoàn toàn không có nhắc đến.
Quyền mà Adobe Photoshop Express yêu cầu:
- Quyền truy cập vào ảnh và album, xem wifi có kết nối không vv...
Nói chung là rất ít và cũng không hề động chạm gì đến quyền riêng tư hoặc thu thập dữ liệu gì của người dùng cả.

Từ những quyền hạn trên bạn rễ ràng nhận ra sự khác lạ trong yêu cầu truy cập từ ứng dụng Pitu là quá mức cho phép, rất có thể những thông tin về người dùng, dữ liệu cá nhân của bạn sẽ bị rò rỉ ra ngoài, hoặc những bị mật riêng tư của bạn sẽ được thu thập dùng cho mục đích khác như quảng cáo, tiếp thị bán vv... vì vậy hãy cẩn trọng khi sử dụng ứng dụng Pitu đang hot này.
Tạp chí Forbes từng tiết lộ, ngày sau khi được bầu làm Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc, ngày 14.12.2012 ông Tập Cận Bình đã đến thăm Tencent và có bài phát biểu dài 40 phút, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Internet và khẳng định Đảng, Nhà nước Trung Quốc sẽ đầu tư và ủng hộ cho những công ty CNTT, Internet như Tencent phát triển. Đồng thời, ông Tập Cận Bình còn yêu cầu các đơn vị này phải nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa như WeChat, Pitu.
Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật!
Nguồn: internet

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.