Bố tôi là người hùng - Bài viết hay dành tặng cho những ông bố

Bài viết dành tặng cho em trai tôi, người sắp trở thành một người cha, và dành cho các bạn của tôi, những người được cuộc sống ban tặng những đứa trẻ kỳ diệu. Hãy trở thành những người hùng thực sự trong con mắt của con mình.
Hôm nay là ngày của bố, và có một người bạn đã tâm sự với tôi, trưa nay, rằng suốt tuổi thơ cô ấy từng ao ước bố đọc một cuốn sách về tâm lý trẻ em, bởi vì bố chẳng bao giờ hiểu con mình đang nghĩ gì và toàn làm những điều khiến chúng buồn, và buồn mãi cho đến tận bây giờ. Lời thú nhận của cô ấy khiến tôi cũng nhớ đến một khoảnh khắc rất gần đây thôi, khi tôi nói chuyện với một phụ huynh trong trường, rằng tôi thấy ghen tị biết mấy khi thấy cha con của những đứa trẻ trong trường vui vẻ đùa giỡn, cười đùa, bá vai bá cổ, và suốt tuổi thơ của tôi, tôi cũng đã luôn ao ước có được những khoảnh khắc đó.
Hãy trở thành những người hùng thực sự trong con mắt của con mình.
Hãy trở thành những người hùng thực sự trong con mắt của con mình.
Đối với mọi đứa trẻ trên đời này, bố là một cái gì đó vừa gần gũi, vừa yêu thương, vừa kính sợ lại vừa ngưỡng mộ. KHỏi phải nói những đứa trẻ được gần gũi bố của chúng sẽ lớn lên hạnh phúc như thế nào. Và sự ảnh hưởng của người cha đối với con của mình là những sự ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển toàn diện và cả một con đường cuộc đời của con.
Bố là người dạy con các giá trị
Ngày tôi còn bé, ở nhà bố sắp xếp hai cái kho ở cao tít tận trên trần, trên cái kho ấy cất giữ vô vàn những điều bí mật. Khi bố mẹ đi vắng, tôi thường trèo lên kho, ngồi thu lu trên đó và tìm ra rất nhiều sách, rồi tìm ra cả những bức thư bố mẹ viết cho nhau trong suốt quãng thời gian đi du học, hay là những album ảnh ngày xưa còn bé tí. Từ những bức thư ấy, tôi còn sưu tập được bao nhiêu là tem các nước. Và rồi thấy tôi thích thú sưu tầm tem, hàng tuần nếu ngoan, bố lại đưa đi ra tận Bưu điện Tràng Tiền để mua thêm tem cho vào bộ sưu tập. Những sở thích, sự kiên trì, niềm ham thích khám phá của tôi được bố nuôi dưỡng từ những điều nhỏ nhặt, và những khoảng thời gian kỳ diệu như thế, khoảng thời gian khi tôi cảm thấy mình được nhận trọn vẹn sự quan tâm của bố, sự quan tâm cổ vũ tôi khám phá nhiều hơn, tò mò nhiều hơn, và khuyến khích tôi đi xa hơn mọi điểm khởi đầu.
Khi mẹ bắt đầu bị bệnh, bố trở thành một người hoàn toàn khác, trầm lặng hơn, xa cách hơn, nhưng lại tận tụy hơn, bố làm việc nhiều hơn, và thời gian dành cho tôi và em trai bắt đầu ít đi rất nhiều. Giai đoạn đó có lẽ là biến cố lớn nhất cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Có rất nhiều điều mãi về sau khi tôi trở thành người lớn như bây giờ tôi mới hiểu hết được tấm lòng của bố. Có những sự hi sinh không bao giờ được nói ra thành lời, có những trách nhiệm không bao giờ bị chối bỏ mặc cho cuộc sống khó khăn đến mấy, có những vất vả không một lời than phiền, có những nỗi buồn không bao giờ bố để cho ainhìn thấy. Nhưng tôi, trong suốt rất nhiều năm, dù không hiểu, nhưng vẫn cảm nhậnđược tất cả những điều ấy, và giống như một cái cây được tưới từ nguồn nước mát lành của đức hi sinh, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và sức chịu đựng không giới hạn, tôi lớn lên và mang trong mình những giá trị của bố tôi, và đến lượt mình, tôi cũng trở thành một người biết hi sinh, có trách nhiệm, biết yêu thương, biết chia sẻ và biết chịu đựng. Những giá trị mà bố trao cho tôi, không phải đến từ những lời thuyết giảng, cũng không phải đến từ  kỷ luật, chúng đến một cách nhẹ nhàng, giảnđ ơn, qua cách bố sống bên cạnh tôi, và gìn giữ một gia đình trọn vẹn một cách tốt nhất có thể.
Bố luôn để tôi được tự do quyết định mọi thứ, trong khi mẹvà các thành viên gia đình luôn lo lắng và tìm cách áp đặt cho tôi những điềumà mọi người nghĩ là tốt nhất. Nhưng đối với một đứa trẻ bướng bỉnh và cứng đầunhư tôi, thì càng áp đặt, tôi lại càng chống đối. Chỉ duy nhất trước sự tự do quyết định mà bố dành cho tôi, thì tôi mới luôn ý thức các giới hạn, và tự tìm cách để bảo vệ bản thân khi cân nhắc đưa ra bất cứ một quyết định gì.
Bố là người mở đườngphát triển trí tuệ cho con
Bất cứ đứa trẻ nào được bố định hướng xây dựng kỹ năng cho cũng là một đứa trẻ may mắn. Tôi nghĩ tôi cũng là một đứa trẻ may mắn. Sauk hi bố đi Pháp về, việc đầu tiên là bố gửi tôi đi học tiếng Pháp, lúc ấy tôi được khoảng 6 tuổi. Mặc dù bản thân tôi chẳng hiểu vì sao cứ cuối tuần lại phải đi bộ đi học tiếng Pháp xa ơi là xa, nhưng mãi về sau này mới hiểu, cách bố cho tiếp cận với ngoại ngữ từ sớm không chỉ đơn thuần là học tiếng Pháp. Sau khi con đường tiếp cận ngôn ngữ được mở ra, tôi bỗng phát hiện ra mình có thể nắm bắt bất cứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng Việt một cách cực kỳ dễ dàng và thoải mái. Mọi người khen rằngcon bé Giang có năng khiếu ngoại ngữ thật, nhưng chỉ mình tôi biết rằng, năng lực ngôn ngữ là do bố xây dựng cho tôi.
Ngày tôi còn bé, bố mẹ gửi tôi ở nhà ông bà. Mỗi cuối tuần,bố hoặc mẹ sẽ đạp xe lên phố để đón tôi về, và mỗi chủ nhật bố sẽ đưa tôi quay lại nhà ông bà, trên đường đi thế nào bố cũng đưa tôi ghé vào hiệu sách và mua cho tôi một quyển sách. Từ khi biết đọc, tôi yêu thích đọc sách ghê gớm, bố là người dẫn dắt cho tôi đi vào thế giới của những cuốn sách kỳ diệu, dần dần từ các cuốn truyện cổ tích, rồi đến các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới. Trong nhà, bố có một giá sách to, chất đầy những cuốn sách mà tôi khám phá mãi khônghết, có những bộ sách tôi đọc xong từ rất sớm, rồi đọc đi đọc lại. Thói quen đọc sách mà bố tạo ra cho tôi khiến cho tôi trở nên yêu thích văn học cổ điển, lịch sử và khoa học một cách vô cùng. Có lẽ nhờ đó mà tôi hình thành nên được một khả năng làm chủ ngôn ngữ khá tốt trên tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Đến khi tôi lớn lên, bố bắt đầu bảo con học cái này đi, con học cái kia đi, bố bảo học đủ thứ dù lúc đó tôi thấy nó chẳng liên quan chút nào đến những thứ tôi đang theo đuổi. Đang làm NGO thì bố bảo đi Mỹ học mầm non đi, đi bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Thế là đi. Rồi đang làm mầm non thì bố lại bảo, học Quản lý dự án Công nghệ thông tin đi, học bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tôi nghe lời bố, học lớp bố dạy, có khi lúc ấy chỉ vào đầu được khoảng 30%, nhưng cuối cùng rất rất nhiều năm sau đó mới thấy tất cả những thứ không liên quan mà bố bảo tôi học đều đang phát huy tối đa tác dụng với sự nghiệp tôi đang có hiện giờ. Và tôi chợt hiểu rằng, mọi thứ đều có liên quan đến nhau trong một tầm nhìn mà bố có, để đưa tôi đến ngày hôm nay, tầm nhìn ấy bắt đầu từ khi bố “phát hiện ra con là một đứa trẻ thông minh” từ khi tôi 2 tuổi. Và nó thật là khác so với tầm nhìn của mẹ, rằng con gái thông minh của gia đình học toán thì nhất định phải học lớp chuyên toán mới xong. Tầm nhìn của bố cho phép tôi tự tìm ra con đường và năng lực của mình, và cho tôi những công cụ để tự khai thác chính mình, và đi trên một con đường hạnh phúc, dễ chịu và tìm thấy đam mê của mình. Và cũng như bố, tôi làm việc không phải vì đồng tiền, tôi làm việc để cống hiến, làm việc vì đam mê và vì những điều tốt đẹp cho cuộc sống xung quanh mình.
Bố là huấn luyện viên cá nhân của con
Khắp những nơi tôi từng đi qua, và những ngày trải nghiệm của tôi trong cộng đồng phụ huynh của BEEs, tôi nhận thấy một điều rằng, rất nhiều ông bố đang lựa chọn cách trở thành huấn luyện viên thể chất cho con của mình.(có lẽ bố tôi cũng thế, dù bố chẳng chơi môn thể thao nào cả, nhưng bố đã dạy tôi cách chịu đựng và thích ứng với điều kiện sống tự nhiên).
Những người cha trên thế giới tìm mọi khoảng trống thời gian mà họ có để cùng con chơi thể thao, vận động và chia sẻ những giọt mồ hôi, tiếng cười. Họ cùng con mình đi trekking trong những khu rừng nguyên sinh, họ cùng con chơi bóng đá, bóng rổ, bơi lội, tập chạy, tập xà,… Khi bất cứ một đứa trẻ nào vận động cùng bố, chúng đều cảm thấy khoảng cách trở nên gần hơn, và lúc ấy bố không chỉ là bố, bố còn là đồng đội, còn là huấn luyện viên, và còn là bạn.
Người cha là đại diện của phái mạnh, của sức bền vật lý, và của sự dẻo dai. Bởi thế, người cha sẽ có thể huấn luyện con của mình trở nên mạnhmẽ, bền bỉ và dẻo dai bằng cách giúp đứa trẻ thích ứng với các điều kiện sống tự nhiên, và không phụ thuộc vào các tiện ích sẵn có của cuộc sống hiện đại. Tôinhớ mãi một bài học từng được nghe về tổng thống Mỹ thứ 26, Theodore Roosevelt.
“Ngay từ nhỏ, Theodore đã hay đau yếu và bị mắcbệnh hen rồi cả bệnh cận thị. Khi cậu bé Theodore chưa đầy ba tuổi, gia đìnhRoosevelt đã cùng nhau đi du lịch ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông. Do sức khỏekém nên cậu bé trong những năm đầu tiên của cấp tiểu học đã phải tiếp nhận kiếnthức ở ngay chính nhà mình chứ không phải tới trường chung như mọi đứa trẻkhác. Cũng chính vì bẩm sinh không được khỏe mạnh nên ngay từ bé cậu đã đượccha cho tập thể thao sớm, chạy và đấm boxing... “
Nếu mỗi đứa trẻ đều có một huấn luyện viên cá nhân theo sát chúng từ lúc còn nhỏ xíu cho đến khi trưởng thành, chúng sẽ trở thành những cánhân bền bỉ, mạnh mẽ và nhiều sức sống nhất.
Bố là người xây dựng những kỹ năng xã hội mạnh mẽ cho con
Nếu mẹ tượng trưng cho gia đình, thì bố tượng trưng cho xã hội.Người cha dạy cho con sự bình tĩnh, cách cân nhắc các vấn đề từ các góc độ khác nhau, sự lịch thiệp trong giao tiếp, cư xử, sự quả cảm trong hành động, suy nghĩ,…
Người cha thường có khuynh hướng yêu con một cách “nguy hiểm hơn” vì các bố thường “khó nhằn”, họ khuyến khích cạnh tranh, cổ vũ sự độc lập và thường có xu hướng thích mạo hiểm. Những điều này đặc biệt quan trọng đối vớ icon trai. Bố cũng mang đến cho lũ trẻ đặc biệt nhiều các kinh nghiệm xã hội và đưa chúng tiếp cận đến những cách xử lý tình huống đời thực khác nhau. Bằng cách nhấn mạnh đến các quy tắc, sự công bằng, công lý và trách nhiệm trong rèn luyện, bố dạy các con về mục đích và hậu quả, giúp chúng phân định đúng, sai, chính trực. Người bố cũng mang đến cho đứa trẻ những cái nhìn sâu hơn về thế giới của những người đàn ông, chuẩn bị cho chúng trước các thách thức của cuộc sống và dạy cho chúng cách tôn trọng giới tính bằng chính sự cư xử của mình. Bằng cách thể hiện tình yêu và tình nghĩa với vợ mình, những người cha dạy con mìnhcách một người đàn ông chân chính đối xử với một người phụ nữ chân chính ra sao và giúp chúng nắm bắt được những giới hạn phù hợp trong các mối quan hệ nam nữ.
Làm cha, bạn cũng được đặt vào vị trí để định hình ra niềm tin cho các con của mình thông qua việc trở thành một tấm gương sống về tính chính trực, quả cảm, kiên trì, trung thành và bền chí. Đơn giản chỉ là qua những việc như giữ đúng lời hứa của mình. Trung thực với từng lời bạn nói. Và nếu bạn nhẫn nại và kiên trì vượt qua những thử thách của cuộc sống của mình, (bố tôiđã từng làm như thế), nếu bạn kiên gan và tin tưởng vào sức mạnh của bản thân trong những lúc khó khăn và yếu đuối nhất, bạn sẽ có thể nói với con bạn rằng, càng bền chí thì càng dễ vượt qua khó khăn và buông tay là điều không chấp nhận được. Bằng cách thể hiện tình yêu thương đối với mọi người ở xung quanh, bạn có thể dạy con trở thành người biết thương yêu, chia sẻ, và thực sự tử tế với cuộc sống quanh mình.
Khi bạn bắt đầu chuẩn bị làm cha, hãy nhớ “Be the man you want your son to be, be the man you want your daughter to be with!” – Hãy làngười đàn ông bạn muốn con trai bạn sẽ trở thành, hãy là người đàn ông bạn muốn con gái bạn sống bên cạnh.
Đại đa số những người đàn ông tôi gặp không biết rằng, khi họ trở thành một người bố, họ được trao một sứ mệnh đặc biệt và có một quyền ảnh hưởng đặc biệt đối với những sinh linh bé nhỏ trên đời này. Các bạn là người quyết định con đường mà một đứa trẻ sẽ lớn lên, và sẽ định hình ra cuộc sống của chúng sau này, dù bạn không sống cuộc sống ấy. Sức ảnh hưởng của bạn kỳ diệu đến mức bạn có thể biến con mình thành những chàng hiệp sĩ, những nàng công chúa hoặc bạn cũng có thể biến con mình thành những con người không tin vào cuộc sống,không tin vào bản thân mình. Vì lẽ đó, bạn là người quyết định xem đứa con mình sinh ra có một người anh hùng thực sự của riêng chúng hay không.
Từng giây phút bạn dành cho những đứa con của mình hôm nay, sẽ trở thành niềm tự hào của chúng một ngày nào đó. 
Nguồn: FB Giang Thanh Ngô

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.