8 việc cần phải làm ngay sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung

Vụ cá chết ở vùng biển các tỉnh Bắc Trung bộ không thể xem nhẹ bởi mức độ nghiêm trọng đằng sau những con cá bị chết đó. Vậy chúng ta cần phải làm gì sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung?

Sau kết luận của đoàn kiểm tra, việc xây cửa cống ngầm sâu 17 mét xả chất thải ra biển như thế này cũng là “đúng quy trình”, là được phép thì có nghĩa là cái cống này còn tồn tại lầu dài. Với độ sâu này, những hệ quả nó gây ra rất khó kiểm chứng. Nếu có đoàn nào đến, nó xả nước sạch. Khi nào công luận, nhà quản lý “quên đi” nó xả cái gì, chỉ có trời biết. Mỗi ngày 12 ngàn mét khối nước, có thể gây ảnh hưởng ít nhất 5 km vuông xung quanh miệng cống thì chỉ ba năm, hải phận của một vài tỉnh có khả năng mất hẳn sức sống. 

Chúng ta cần phải làm gì sau vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung?

MAY MẮN CÓ TÊN “HÀ TĨNH. 

Thật may cho dân ta là vừa rồi ...  có vụ cá chết hàng loạt. Nếu nó không chết tập trung, mà chết từ từ, chết trứng cá và đàn cá cứ lẳng dần ra xa thì hiểm họa ngư dân chết đói, CHẾT BỆNH là không tránh khỏi. Để làm được một cái gì đó đích đáng, thiết nghĩ các nhà khoa học (cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) nên sớm vào cuộc.

Dưới đây là danh mục 8 việc chúng ta cần phải làm ngay nếu không sẽ không kịp

1. Các nhà khoa học xã hội, các nhà báo điều tra xem xét các nhà máy tương tự ở các tỉnh, các nơi, các nước khác xem có ở đâu phải chôn sâu nện chặt ÔNG XẢ THẢI xuống độ sâu kinh khủng như ở đây không.

2. Các nhà quản lý đặt vấn đề xem so với việc đặt ông nổi với đặt ở độ sâu 17 mét, khi có sự cố hư hỏng, tắc nghẽn thì cách nào dễ khắc phục, dễ kiểm tra hơn? Việc đặt ống xả sâu như vậy có ý đồ gì không?

3. Các nhà khoa học quân sự, Biên phòng xem xét đến việc khi có biến động, người nhái quân sự từ biển xâm nhập vào có thể chui qua cống này vào nhà máy hay không? Để một ngàn người chui vào có hết một ngày đêm không? Nhân đây nên xem xét lại toàn bộ các cơ sở, doanh nghiệp sát biển xem có hay không có những cái cống ngầm tương tự hay không?

4. Các nhà thiết kế công nghiệp xem xét việc nếu không làm sâu như vậy, chỉ chìm dưới mặt biển 5 mét có được không? Các nhà báo giỏi tìm xem hồ sơ xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường giờ nằm ở đâu, ai trình lên, hồi nào, ai duyệt? Người duyệt, ký có đủ năng lực chuyên môn không? Nằm ở đáy biển sâu, nếu không may trúng vào vùng bồi lấp, sa bồi lấp mất cửa cống thì nhà máy làm ăn kiểu gì? 

5. Các nhà khoa học tự nhiên hãy đến ngay vùng cá chết trước khi bị cấm cản, tìm cách lưu trữ 10 mẫu cá, 10 mẫu nước ở vùng trọng điểm để nghiên cứu độc lập, có cơ sở phản bác lại những kết luận không thỏa đáng sau này.

6. Hiện nay hàng loạt nhà máy, khu công nghệ thép đều có khả năng xả thải độc vào môi trường (Hải Dương, vùng phụ cận Hà Nội) nên những người quan tâm nên có cách tiếp cận sâu sắc vụ này chứ không phải chờ kiểu “cá chết” mới vào cuộc kiểu Hà Tĩnh rồi nói “Đúng quy trình” là xong!

7. Các nhà quản lý hành chính, quản lý các khu công nghiệp Hà Tĩnh nên xem xét lại việc quản lý. Việc xây dựng đường ống này mất quỹ thời gian phải vài tháng là ít, tại sao từ công nhân Việt Nam, các nhà quản lý (và bên an ninh) không hề biết đến sự bất thường này.

8. Với một số loại hình công nghiệp (như đóng tàu, sản xuất hóa chất, xây dựng đại công trình, giết mổ súc vật, quốc phòng) nhà quản lý cấp phép xong, phải nghiệm thu từng phần cho đến khi xong. Ví dụ như đóng một con tàu trọng tải 10.000 tấn hoặc chở khách dài 300 mét rộng 40 mét, không ai đợi khi nó sơn xong, treo cờ, nổ máy chạy thử mới nghiệm thu cả mà phải nghiệm thu nhay từ khi nó làm xong từng hạng mục. Ở Hà Tĩnh, coi việc “cấp phép” xong là xong, có cần suy nghĩ thêm gì không?



TRƯỚC KHI TRỜI CỨU thì đó là những việc người dân chúng ta cần phải làm, không phải đích đến là nhằm lên án hay bỏ tù vài cá nhân , kỷ luật vài tổ chức nào đều không giải quyết tốt vấn đề. Muộn lắm rồi. 
Mà nếuu làm ra ngô ra khoai, phăng ra từ nơi cấp phép ẩu đến quy trình giám sát tồi, thả lỏng đến cách phát ngôn, giải quyết theo lối lu mờ, muốn cho “hóa bùn” tất cả thì chính là việc xây dựng một cách nhìn mới, một phương thức quản lý mới, một kỷ cương mới bảo đảm cho đất nước này phát tiển bền vững.

Gần gũi hơn, là để con dân nước này được sống cho ra sống nhưng nếu phải chết thì chết cho ra chết! Kiên quyết không để mảnh đất nhiều gió bão này tệ đến mức cá cũng chết đuối như thế này nữa!.

Theo Facebooker Nguyễn Huy Cường


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Những bê bối về môi trường trên thế giới của tập đoàn Fosmosa 


Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.