6 tuyệt chiêu dạy con, không cần quát vẫn khiến bé nghe lời răm rắp

Làm cha mẹ thì chắc chắn bạn đã từng rơi vào tình huống, nói mà con chẳng chịu nghe lời. Thậm chí bé còn tỏ ra ương bướng và lì lợm hơn mỗi khi bạn yêu cầu bé làm gì đó. 
Những lúc như thế là bố mẹ bạn thường xử trí ra sao? Câu trả lời có thể đoán được là quát mắng lũ trẻ, thậm chí dọa và dùng đến "vũ lực". Vậy những gì bạn đang làm liệu có thể khiến trẻ nghe lời bạn không? Chắc chắn một điều là lũ trẻ sẽ không làm, hoặc làm theo lời bạn một cách miễn cưỡng rồi sau đó đâu lại vào đấy. 
Vậy làm thế nào để sai khiến con trẻ của bạn mà không cần phải quát mắng? Dưới đây là 6 lời khuyên, những tuyệt chiêu dạy con không cần quát mắng mà vẫn khiến con nghe lời răm rắp. Hãy thử rồi kiểm chứng nhé!

    Thay vì chê, hãy luôn đưa ra những lời khen ngợi với con

    Bạn gọi một người như thế nào, họ sẽ trở thành người đúng như thế. Để đảm bảo trẻ giữ được những đặc điểm tích cực, bạn phải khen ngợi đứa trẻ đó trước, nó sẽ có xu hướng làm theo lời tán dương của bạn, để chứng tỏ mình thực sự tuyệt vời như thế.
    Lời nói có sức mạnh khủng khiếp, cho nên đừng gán cho con những cái tên xấu, những tính cách tiêu cực (cho dù đứa trẻ có thực sự chưa được như bạn mong đợi). Tuyệt đối không nói "con chẳng bao giờ (làm chuyện này, chuyện kia)", bởi con bạn chắc chắn sẽ chẳng bao giờ làm thật nếu luôn được nghe bạn nói như vậy.

    Thay vì áp đặt hãy đưa cho con sự lựa chọn

    Thay vì nói với con "con muốn bắt đầu làm bài tập chưa?" hay "chẳng phải đến giờ học rồi sao", bạn nên vẽ ra cảnh cụ thể hơn để câu trả lời của trẻ không thể là "không" được. Ví dụ bạn sẽ nói: "Con muốn làm bài tập bằng bút chì hay bút mực xanh?". Bọn trẻ sẽ trở nên quan tâm hơn đến lựa chọn bạn đưa ra mà quên mất rằng lúc đầu chúng không muốn làm bài tập.
    6 tuyệt chiệu dạy con, không cần quát vẫn khiến bé nghe lời răm rắp

    Hãy luôn nhìn vào mắt con khi nói chuyện hoặc đàm phán.

    Im lặng duy trì ánh nhìn vào mắt trẻ trong khi chúng đang cố gắng "mặc cả" hay thuyết phục bạn một điều gì đó là "miếng võ" hay, bạn sẽ thấy con cuối cùng tự quay ra đàm phán với chính mình, cũng có nghĩa là buổi mặc cả đã kết thúc.

    Tạo không khí vui vẻ cho con

    Khi tâm trạng của bé không tốt, hãy ngồi xuống bên con, nhìn thẳng vào mắt con và nói: "Con hâm rồi, đừng có cười đấy!".
    Cứ lặp lại câu này, "đừng có cười đấy, đừng có cười đấy" - đến lần thứ 15 chắc chắn đứa trẻ sẽ không nhịn được mà cười lăn lộn trên sàn.

    Thừa nhận những "khiếu nại" của con

    Nếu bạn muốn cho ai đó bình tĩnh, bạn cần phải cảm thông với họ và những điều đang làm cho họ phiền lòng. "Mẹ hiểu tại sao con tức giận ... Con có lý do để bực bội ... Chuyện này cũng sẽ khiến bố bực đấy nếu rơi vào bố ...", hãy nói với con như vậy. Khi nhận được sự công nhận mình muốn, trẻ sẽ trở nên bình tĩnh hơn.

    Hạ thấp giọng xuống

    Trong một cuộc tranh luận với con, hãy nói giọng nhẹ nhàng. Cách này buộc trẻ phải lắng nghe tích cực dẫn đến suy nghĩ tích cực. Khi lắng nghe và suy nghĩ, trẻ không la hét, cãi lại hay nói lại nữa.
    Theo Dân trí

    Không có nhận xét nào:

    Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

    Được tạo bởi Blogger.