Tâm trạng của người mẹ quyết định hạnh phúc của gia đình

Thực tế cho thấy hạnh phúc của một gia đình bắt nguồn từ tâm trạng tốt đẹp của người mẹ. Tâm trạng của mẹ quyết định hạnh phúc của gia đình. Người mẹ hạnh phúc khiến cả gia đình hạnh phúc.
Người mẹ luôn cố gắng trở nên hoàn hảo trong mắt con cái nhưng tiếc thay điều con cần không phải là người mẹ hoàn hảo mà đó là người mẹ hạnh phúc.  Thực tế cho thấy tâm trạng của mẹ quyết định hạnh phúc gia đình. Nếu người mẹ không hạnh phúc, chắc chắn con cái không hạnh phúc. Cảm xúc của người mẹ không tách rời sự hỗ trợ của người bố. Nói chung, gia đình là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Bố phải biết quan tâm, chia sẻ. Người vợ cũng phải học cách kiểm soát cảm xúc. Những đứa con lớn lên trong gia đình ấy sẽ phát triển tốt và sống cuộc đời hạnh phúc hơn. 

1. Tâm trạng mẹ quyết định mức độ hạnh phúc của gia đình

Một cậu bé sau khi đậu vào trường Đại học mơ ước, câu đầu tiên mà cậu bé nói với mẹ là:
“Mẹ ơi, con muốn mẹ hãy ly hôn với bố. Con không muốn mình luôn sống trong bất hạnh".
Người mẹ bàng hoàng. Bà nghĩ rằng mình đã che giấu mọi thứ rất tốt. Bà không ngờ rằng con trai đã nhận ra tất cả phía sau “chiếc mặt nạ” mang tên nụ cười.
Quan sát hành vi, lời nói và hành động sẽ khiến trẻ nhìn ra mọi thứ dù cho vấn đề đó được cha mẹ giấu giếm kỹ càng thế nào. Bất kể khi nào cha mẹ có cảm xúc bất thường, con cái đều nhanh chóng nhìn ra.
Cảm xúc của người mẹ chính là tâm trạng của gia đình, thứ quyết định mức độ hạnh phúc của gia đình. Thực tế cho thấy mẹ vui vẻ, hạnh phúc thổi một làn gió mát mẻ, tưới mát tâm hồn cho các thành viên. Mẹ buồn bã, cáu kỉnh khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng, ngột ngạt.

2. Tâm trạng tốt của người mẹ không thể tách rời với sự hỗ trợ của người cha

Gia đình là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Tâm trạng của người mẹ không chỉ cần được điều chỉnh bởi chính mình, mà còn cần sự hỗ trợ của chồng.
Áp lực của cuộc sống và công việc khiến nhiều bà mẹ rơi vào tuyệt vọng vì họ không thể cân bằng giữa công việc và gia đình. Họ hy vọng có được sự hiểu biết, quan tâm, tôn trọng và chia sẻ của chồng.
Một bộ phim truyền hình ở Nhật hồi hộp, lôi cuốn khi bắt đầu bằng phiên tòa xét vử vụ lạm dụng trẻ em. Một bà mẹ tên M. đã cố dìm chết con gái 8 tháng tuổi.  Mọi người đều phẫn nộ và chỉ trích hành vi tàn nhẫn của người mẹ. Sự thật được bóc tách khiến người ta nghẹt thở. Nhiều người có cái nhìn cảm thông với người mẹ.
Chồng M. được cho là vắng mặt trong suốt hành trình mang thai, sinh nở và chăm con ví lý do bận rộn công việc. Thậm chí anh ta sống trong khách sạn còn nhiều hơn ở nhà.
Khi thấy người vợ mất bình tĩnh với con gái, người chồng không xoa dịu cảm xúc của vợ mà từ chối luôn việc trò chuyện với vợ. Ngoài ra, mẹ chồng hà khắc với con dâu nhưng chưa lần nào anh ta bênh vợ mình. Thậm chí còn đứng về phía mẹ mà trách vợ.
Mâu thuẫn, đau đớn và tuyệt vọng, cuối cùng người mẹ ném con gái 8 tháng vào bồn tắm đầy nước khiến con gái chết tức tưởi.
Nếu thời gian được quay trở lại, chồng M. quan tâm đến vợ nhiều vợ, bao dung hơn với cảm xúc của vợ, bi kịch có thể đã không xảy ra.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy sự hỗ trợ và chia sẻ của người chồng quan trọng thế nào. Sự quan tâm và tình yêu của người chồng quyết định cảm xúc của vợ.
Đối với người mẹ, nếu có được sự thấu hiểu và hỗ trợ của cha, thì ngay cả khi tâm trạng không tốt, nó sẽ được điều chỉnh nhanh chóng.

3. Học cách kiềm chế cảm xúc và giảm bớt áp lực cho bản thân

Tâm trạng của mẹ quyết định hạnh phúc gia đình và sự hỗ trợ của người cha quyết định cảm xúc mẹ. Nhưng người mẹ cũng rất quan trọng trong việc học cách kiểm soát, điều chính cảm xúc, giảm bớt áp lực cho mình và tạo ra không khí gia đình hạnh phúc và hòa thuận.
Một blogger nổi tiếng từng nói: “Trước khi yêu người khác, chúng ta hãy học cách yêu bản thân mình”.
Quan điểm này hoàn toàn không ích kỷ. Bởi vì chỉ khi chúng ta ở trong tình trạng tốt và có tâm trạng tốt mới có thể chăm sóc con cái, chồng và bố mẹ. Khi đó, mẹ mới có thể lan tỏa niềm hạnh phúc và sự dịu dàng cho họ.
Mẹ hãy học cách yêu bản thân hơn bằng cách đọc sách, đi dạo, xem phim mỗi ngày. Đừng cố gánh gồng quá nhiều trách nhiệm cùng lúc. Hãy học cách buông tay. Chủ động nói với chồng về những khó khăn và yêu cầu sự chia sẻ từ chồng. Khi mẹ thấy thoải mái, tâm trạng sẽ tốt hơn.
Đối với người chồng, mẹ cũng đừng có cái tôi quá lớn. Hãy biết cương nhu đúng lúc, đừng quá nghiêm túc. Hãy động viên khi người chồng gặp khó khăn. Nói chung, cả 2 phải xua tan những cảm xúc tồi tệ cho nhau để tạo ra bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm áp.
Những cảm xúc tồi tệ của mẹ có thể bắt nguồn từ một số hành vi của con cái. Hãy học cách bình tĩnh với con, học cách lắng nghe và dành thời gian nhiều hơn cho con.
Xin hãy tin rằng người mẹ hạnh phúc sẽ mang đến hạnh phúc cho gia đình. Một người mẹ có tâm trạng tốt là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả gia đình!
Nguồn: Webtretho

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.