Tại sao những người chăm chỉ, thật thà thường rất khó thăng tiến?

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người có tính cách hướng ngoại, biết giao tiếp sẽ dễ dàng thăng tiến trong công việc. Vậy thì liệu “những chú ong chăm chỉ” với nhiều đức tính tốt như thật thà, luôn nỗ lực làm việc sẽ rất khó được thăng chức, tăng lương hay không?

Những người chăm chỉ, thật thà thường rất khó thăng tiến vì những lý do sau:

1. Không muốn xây dựng các mối quan hệ

Có thể bạn nghĩ rằng chỉ cần đến công ty, chăm chỉ hoàn thành công việc một cách tốt nhất, vậy là được. Nhưng chính điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của bạn bởi cấp trên và đồng nghiệp sẽ không đánh giá cao năng lực làm việc cũng như kỹ năng giao tiếp. 

Vì vậy, hãy làm việc chăm chỉ, tạo ấn tượng tốt với sếp, với đồng nghiệp, xây dựng những mối quan hệ tốt ở công sở. Chứ đừng lầm lũi, cắm mặt vào làm, cả ngày "cậy mồm" không nói một câu và khăng khăng tin rằng, chỉ cần mình âm thầm cống hiến thì rồi cũng sẽ có ngày được ghi nhận. Cuộc đời vốn không như là mơ và chốn công sở này, nhất định không chỉ có màu hồng đâu. 

Hãy làm việc chăm chỉ, tạo ấn tượng tốt với sếp, với đồng nghiệp, xây dựng những mối quan hệ tốt ở công sở.

Tại sao những người chăm chỉ, thật thà thường rất khó thăng tiến?
Ảnh minh họa

2. Không có khả năng lãnh đạo

Khác với chăm chỉ là đức tính có sẵn hoặc có thể rèn luyện để đạt được, tài năng lãnh đạo là thứ không phải ai cũng có và được thể hiện tốt. Mặc dù bạn rất chăm chỉ nhưng nếu bạn không có khả năng lãnh đạo thì sẽ khó có thể thăng tiến trong công việc.

Hãy cải thiện và học hỏi thêm những kỹ năng lãnh đạo và khả năng làm việc nhóm nếu muốn có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

3. Không bày tỏ mong muốn của bản thân

Những người hướng nội có xu hướng ngại bày tỏ những mong muốn, suy nghĩ của mình với cấp trên. Nếu bạn muốn tăng lương vì thấy mình xứng đáng được trả công nhiều hơn, hãy nói với cấp trên. Bạn muốn thăng chức vì cảm thấy bản thân có đủ bản lĩnh, hãy tự tin đề cử chính mình. 

Cơ hội phát triển sự nghiệp không từ trên trời rơi xuống, nó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Đừng ngại ngần khi đề cập đến những kế hoạch thăng tiến của mình nếu bạn xứng đáng.

Tại sao những người chăm chỉ, thật thà thường rất khó thăng tiến?
Ảnh minh họa

4. Quá tốt bụng, không biết cách từ chối

Luôn vui vẻ chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của đồng nghiệp, sẵn sàng bỏ dở công việc của bản thân để giúp người khác. Bạn hy sinh cho người khác nhưng rất ít khi được đồng nghiệp và cấp trên tán thưởng.

Các chuyên gia đã chứng minh được những người như vậy không biết thứ tự ưu tiên trong làm việc, dẫn đến công việc bị chậm tiến độ. Điều bạn cần làm là phải biết phân tích mức độ quan trọng của công việc, từ đó đưa ra quyết định đồng ý giúp hoặc từ chối thật dứt khoát.

Nhưng liệu rằng những người thẳng thắn thật thà sẽ mãi mãi thua thiệt ở môi trường công sở?

Từ trước đến nay những người thật thà thường bị mặc định là người khờ khạo, dễ tin người, dễ bị lợi dụng. Thế nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Khờ khạo chính là không biết gì nên cả tin, còn thật thà là biết mọi điều nhưng lựa chọn sự thật và sống đúng với bản thân. Những người này một khi đã đạt thành công thì sẽ rất bền vững và không dễ gì lay chuyển.

Những người thật thà, chăm chỉ sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Họ sẽ dũng cảm nhìn nhận thất bại, từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất cũng như những bài học kinh nghiệm. Biết học hỏi từ những sai lầm chính là chìa khoá để dẫn đến cánh cửa thành công.

Nếu bạn là một người hội tụ những đức tính đáng quý ở trên thì cũng đừng quá lo lắng về con đường công danh của mình bởi để thành công với bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần có cái tâm với nghề. Chỉ cần biết cách khắc phục những hạn chế trong tính cách và không ngừng nỗ lực khẳng định bản thân, thành công chắc chắn sẽ mỉm cười.

Theo Aboluowang

Nguồn: Tri thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.